Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

Chó, mèo nhiễm bệnh biểu hiện đặc trưng là thiếu máu,viêm ruột cấp và mạn tính, có kèm theo chảy máu ruột, đặc biệt chó mèo non từ 2-4 tháng tuổi khi mắc bệnh tỷ lệ chết cao từ 60-80%. Trứng giun móc theo phân thải ra ngoài, nở ra ấu trùng rồi thành ấu trùng cảm nhiễm bám vào thức ăn, nước uống và môi trường

xung quanh. Chó, mèo nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hoá, những giun trưởng thành sống ở ruột non, tập trung ở phần tá tràng. Ấu trùng cảm nhiễm thải ra môi trường xung quanh, có thể qua da mà gây bệnh cho con vật. Khi qua da chó mèo con, ấu trùng không gây ra phản ứng cục bộ, nhưng khi qua da chó mèo trưởng thành, ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy rõ rệt do ấu trùng chết tạo ra

II. TRIỆU CHỨNG

Trong quá trình ký sinh trong đường tiêu hoá, giun móc gây ra các biến đổi bệnh lý do hai yếu tố: Tác động cơ học và ảnh hưởng của độc tố. - Vật bệnh nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hay ăn rất ít do hậu quả chảy máu niêm mạc ruột, giun móc khi bám vào ruột hút máu tiết ra một chất kháng đông và đưa đến hiện tượng xuất huyết ruột, gây tổn thương, trên cơ sở đó các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát sinh và gây các bệnh truyền nhiễm khác. - Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp tính và mạn tính, do tác động cơ giới và độc tố của giun móc nên xuất hiện bệnh tiêu chảy dữ dội, phân lẫn máu màu cà phê hoặc màu đen có dịch nhầy và mùi tanh khắm.

Gia súc non thường chết do mất máu, mất nước.

- Xuất hiện hội chứng thần kinh do độc tố giun móc thấm vào máu đi khắp cơ thể.

- Khi gia súc khoẻ và mắc giun móc lần đầu bệnh có thể nhẹ hơn và thời gian dài hơn, biểu hiện chủ yếu là triệu chứng thiếu máu, chảy máu ruột, tuy nhiên chỉ sau 2-3 tháng sẽ tự khỏi bệnh nếu như chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

III. PHÒNG TRỊ

3.1. Phòng bệnh

- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín ăn sạch và uống sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun móc.

- Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh (phun Dipterex 1% diệt trứng giun, Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi 10%)

- Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.

- Định kì kiểm tra phân phát hiện mầm bệnh để điều trị dự phòng. - Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với môi trường ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

- Định kỳ 4 tháng tẩy 1 lần để phòng lây nhiễm bằng một trong các hoá dược sau đây: Mebendazol, Dovenix

3.2. Điều trị

Nguyên tắc chung: Tẩy giun móc bằng thuốc đặc trị, điều trị triệu chứng và thuốc bổ trợ.

* Thuốc tẩy: có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Mebendazole (Vermox): loại thuốc thường dùng cho thú y do Hungary sản xuất, mebendazol không những tẩy được hầu hết các loại giun tròn kí sinh đường tiêu hoá mà còn có tác dụng tẩy một số loài sán dây với vật nuôi. Chó mèo bệnh uống với liều 80-1000mg/kg thể trọng. Thuốc chia làm 2 lần uống trong 2 ngày để tẩy giun đũa và chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy giun móc, giun tóc và sán dây.

+ Dovenix: thuốc do hãng Rhone-Merieux của Pháp sản xuất. dovenix là dung dịch có chứa 25% hoạt chất của Nitroxynil, tác dụng tốt với giun móc chó, an toàn không phản ứng phụ.

Tiêm dưới da cho chó với liều 1ml/20-30kg thể trọng, trước khi tiêm nên pha loãng thành 2,5%.

Chú ý: dung dịch Dovenix có thể nhuộm mầu làm bẩn tay và các dụng cụ khác, có thể làm sạch bằng Natri hyposunfit 5%.

+ Levamisol 7 mg/ 1kg TT., cho uống hay tiêm dưới da.

+ Exotral 1 viên/ 5kg TT., cho uống.

+ Han-lopatol 1 viên/ 5kg TT., cho uống.

+ Canex 1 viên/ 10kg TT., cho uống 1 liều không cần nhịn đói.

* Điều trị triệu chứng

- Điều trị viêm ruột: Biseptol cho uống liều 1g/ngày, mèo uống

0,5g/ngày, ngày uống 2 lần; hoặc Trimethazol 24% tiêm bắp thịt liều 0,5-1ml/con.

- Chống chảy máu ruột: Vitamin K tiêm bắp liều 1ml/con với chó, 0,5ml/con với mèo, ngày tiêm 2 lần.

- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: Glucoza 30%: Tiêm tĩnh mạch liều 5ml/con. Vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex tiêm bắp liều 3-5ml/con. - Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương 100-150ml/kg thể trọng/ngày.


Bệnh CARRE  hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó có tên khoa học Canin Distemper Febris catarrhalis et nervosa canum cách nhận biết và phòng bệnh sài chó... Xem Chi Tiết


BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người - Đặc trưng của bệnh là sốt định kỳ, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, viêm thận, ở con cái có thể xảy thai... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh lây rất cao ở chó, chủ yếu ở chó con. Bệnh được đặc trưng bằng những biểu hiện: - Chất nôn ra giống mật và tiêu chảy.... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.... Xem Chi Tiết


Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

NGUYÊN NHÂN Do giun móc Ancylostoma caninum gây nên. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó mèo. Bệnh phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó, mèo trưởng thành.... Xem Chi Tiết