Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

1. Khái niệm

Bệnh lây rất cao ở chó, chủ yếu ở chó con. Bệnh được đặc trưng bằng những biểu hiện:

- Chất nôn ra giống mật và tiêu chảy.

- Viêm chảy máu đường dạ dày-ruột.

- Sự mất nước của cơ thể.

- Tổn thương cơ tim.

- Sự chết nhanh chóng của động vật mắc bệnh.

2. Căn bệnh

- Do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó, type 2 (CPV-2). - Kích thước 18-24 nm, nhân chứa ADN đơn dòng thẳng, không có vỏ bọc. - Sức đề kháng: bền vững với những tác động vật lý, hóa học. Chịu đựng được sự đun nóng ở 600C trong vòng 1 giờ, không mất hoạt tính khi xử lý bằng ether, chloroform, ngay cả ở môi trường có pH = 3. Tồn tại lâu trong điều kiện tự nhiên. 3. Dịch tễ

- Nguồn gốc tác nhân truyền bệnh: những con chó mắc bệnh và vật dụng mang virus. Virus được bài tiết ra môi trường bên ngoài với phân và chất nôn. - Tất cả các giống chó đều mẫm cảm.

- Chó non từ 1 – 5 tháng tuổi dễ mắc nhất.

4. Đường xâm nhập:

- Xâm nhập qua miệng từ những con chó bệnh.

- Mùa vụ phát bệnh: không có mùa rõ ràng, thường phát triển vào mùa xuân, đầu hè. Thời tiết ấm, ẩm thuận lợi cho virus tồn tại và phát triển.

- Bệnh phát triển khi có nhiều chó con ra đời, những đợt tiêm phòng.

5. Sinh bệnh học

- Chó con 4 – 5 tuần tuổi dễ bị xâm nhập gây viêm cơ tim.

- Kháng thể đặc hiệu xuất hiện sau 1 vài tuần, cho nên khả năng đáp ứng miễn dịch không cao.

6. Triệu chứng

- Thời gian nung bệnh, trong tự nhiên kéo dài đến 10 ngày, trong thí nghiệm từ 3 – 4 ngày.

- Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính: xuất hiện đột ngột với những triệu chứng của viêm dạ dày-ruột.

- Biểu hiện đầu tiên thường là nôn, quan sát được suốt đến khi khỏi bệnh hay chết. Lúc đầu nôn ra chất chứa trong dạ dày → nhày đặc với sắc thái vàng. Con vật nôn ngay sau khi ăn uống (khi điều trị không được chỉ định thuốc uồng vì dễ bị nôn ra ngoài).

Nôn được nhắc lại với quãng cách 30 – 40 phút/ lần. - Tiêu chảy xuất hiện sau nôn 1 – 5 ngày: lúc đầu phân màu tro xám, hay vàng lẫn máu; về sau như nước lẫn máu, có mùi tanh khắm, bết lại phần sau của cơ thể làm con vật rất hôi hám.

- Nôn + ỉa chảy làm con vật mất nước → khát nước. Đây là dấu hiệu phân biệt với bệnh khác: care, viêm gan do virus...

- Ở những động vật cá biệt, sau khi xuất hiện nôn và tiêu chảy, phát triển những tổn thương ở đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi…làm con vật có biểu hiện sốt 410C, chó lớn sốt nhẹ hơn.

- Động vật bỏ ăn: lúc đầu ăn ít, sau đó bỏ ăn hoàn toàn. Con vật thường bị sút cân, gầy dộc, da mất đàn tính, lông xơ xác, mắt trũng sâu.

- Bệnh súc với trạng thái lạnh lùng, rên rỉ.

- Khi thân nhiệt hạ thấp đồng thời với sự xấu đi trạng thái chung của động vật cần phải được xem xét như dấu hiệu lâm sàng không thuận lợi. Tiên lượng xấu, lúc này con vật có thể chết, chó con có thể chết nhanh chóng chỉ 1 – 3 ngày sau khi mắc bệnh. Tỷ lệ chết cao từ 40 – 50%

- Một số trường hợp chó non từ 3 tuần tới 7 tháng tuổi, bệnh thường xảy ra ở thể rối loạn chức năng đường tiêu hóa + tổn thương cơ tim gọi là thể tim ruột, chó thường chết nhanh chóng trong vòng 24h, tỷ lệ chết 70%.

- Sờ vào thành bụng con vật đau, nhu động ruột tăng

- Khi xét nghiệm máu: bạch cầu giảm

4 – 5 ngày sau mắc bệnh: còn 2300/1mm3 ( bình thường 6 – 12000/1 mm3)(?).

7. Bệnh tích:

- Chủ yếu ở ruột: viêm xuất huyết ở niêm mạc ruột non và ruột già. Đôi khi ghi nhận được sự bào mòn ở ruột.

- Hạch lympho ở màng treo ruột sưng lên, xuất huyết.

- Ở những động vật riêng biệt, quan sát được hiện tượng phù phổi và viêm cơ tim.

8. Chẩn đoán

Chẩn đoán sơ bộ có thể đạt được dựa trên cơ sở những dẫn liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và hình thái bệnh tích. - Phát tán rộng.

- Tỷ lệ mắc bệnh cao trong số chó non.

- Nôn nhiều.

- Phân loãng lẫn máu, đôi khi có ống niêm mạc ruột.

- Giảm bach cầu.

- Viêm xuất huyết niên mạc ruột.

- Hạch limpho màng treo ruột sưng, xuất huyết.

9. Điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó 

Tương tự như điều trị bệnh Carre.

- Huyết thanh đa giá: phải dùng ngay từ đầu.

- Chống nôn, chống mất nước, chống mất chất điện giải.

- Chống nhiễm trùng cơ hội.

- Tăng sức đề kháng.

- Giữ ấm.

10. Phòng bệnh

Xem phần phòng bệnh Carre.


Bệnh CARRE  hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó có tên khoa học Canin Distemper Febris catarrhalis et nervosa canum cách nhận biết và phòng bệnh sài chó... Xem Chi Tiết


BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người - Đặc trưng của bệnh là sốt định kỳ, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, viêm thận, ở con cái có thể xảy thai... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh lây rất cao ở chó, chủ yếu ở chó con. Bệnh được đặc trưng bằng những biểu hiện: - Chất nôn ra giống mật và tiêu chảy.... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.... Xem Chi Tiết


Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

NGUYÊN NHÂN Do giun móc Ancylostoma caninum gây nên. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó mèo. Bệnh phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó, mèo trưởng thành.... Xem Chi Tiết