Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

1. Căn bệnh

Virus chứa ADN. Họ Adenoviridae. Giống Mastadenovirus.

Virus hướng thần kinh và gan.

Virus bền vững với những tác nhân vật lý khác nhau, khi đông lạnh, lúc sấy khô và ở trong dung dịch glycerin 50%.

Ở nhiệt độ phòng virus sống tới 1 năm.

Trong tự nhiên nó được bảo tồn trên 2 năm.

Ở 40C virus bảo tồn hoạt tính hơn 9 tháng.

Ở 500C “ 150 phút.

Ơ 1000C “ 1 phút.

Virus bền vững với ether, chloroform, methanol.

Virus không bền vững với: formalin, phenol, vôi mới tôi. Những chất trên diệt nó trong vòng 30 phút. 2. Dịch tễ

- Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên chó mọi lứa tuổi, tất cả các giống đều có thể mắc bệnh, nhưng chó non 1,5 – 6 tháng tuổi thường cảm nhiễm hơn cả. Chó già trên 3 năm ít mắc mắc bệnh. Cáo, chó sói, chó núi cũng mắc bệnh. Một vài giống khỉ, chuột và người có thể mang virus (thể ẩn).

- Nguồn virus chính: những con con chó dương bệnh và mang virus. Từ những con chó đó virus được bài tiết ra ngoài qua: phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc.

- Nét đặc biệt dịch tễ học của Viêm gan virus ở chó là sự mang virus tiếp tục, lâu dài ở động vật khỏi bệnh tới nhiều năm sau.

- Nguồn dự trữ tự nhiên: thú hoang, chó lang thang.

- Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…

- Phát tán bệnh khi tiêm phòng đại trà không quán triệt các nguyên tắc vô trùng, khử trùng.

- Có những dẫn liệu về những con chó cái mang bệnh nhiều năm, lây sang những con của nó; và lây sang cả những con chó đực tiếp xúc với chúng, nhất là khi giao phối.

- Thời gian phát bệnh: Bệnh phát ra quanh năm và liên quan chủ yếu với sự bột phát của tiến triển mãn tính và tiềm tàng của bệnh dưới tác động của những nguyên nhân không thuận lợi nào đó.

- Sự quá lạnh, quá nóng, cho ăn uống không đầy đủ, nhiễm trùng, bệnh giun sán và những tác động không thuận lợi khác hoạt hóa tiến triển tiềm tang của Viêm gan truyền nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.

- Tỉ lệ chết: 20%.

- Viêm gan truyền nhiễm thường ghép với các bệnh khác: Carre, Salmolenosis, Colibacterios… dẫn đến sự chết nhanh của động vật và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

- Kháng thể chống virus xuất hiện vào ngày thứ 15 – 21 sau khi mắc bệnh; đạt tối đa vào ngày thứ 30, kéo dài suốt đời.

3. Sinh bệnh học

(Tham khảo tài liệu của Trần Thanh Phong) Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh (ủ bệnh) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi...Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau. 4. Triệu chứng:

- Thời gian nung bệnh tự nhiên 3-9 ngày, gây bệnh thực nghiệm 2-6 ngày

* Thể cấp tính

- Sau thời gian nung bệnh xuất hiện các triệu chứng: ức chế, uể oải, ủ rũ, không ăn, khát nước, thường nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng. - Viêm hạch amidan.

- Viêm giác mạc: lúc đầu nước mắt loãng sau có dử; mắt có màng, đục như cùi nhãn ở 1 mắt hay cả hai mắt (đây là một trong những triệu chứng điển hình để chẩn đoán).

- Con vật ít hoạt động, đi lại chệnh choạng, không vững, nằm nhiều. - Sốt: lúc sốt lúc không. Khi sốt quan sát được sự rối loạn của hoạt động tim mạch. Nhịp tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.

- Biểu hiện tiêu chảy: phân nửa rắn nửa nát → nát có vệt máu tươi. - Niêm mạc màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi.

- Đau vùng gan, co người lại rên rỉ.

- Có biểu hiện co giật hoặc liệt chân sau.

- Xét nghiệm máu: lúc đầu bạch cầu giảm (2-3 nghìn/ 1mm3), về sau tăng (30-35 nghìn/ 1mm3).

* Thể mạn tính

Triệu chứng, bệnh tích xảy ra đột ngột, không xác định.

- Sốt nhẹ, kéo dài, không dứt cơn.

- Con vật ngày càng gầy còm, ốm yếu, thiếu máu.

- Niêm mạc nhợt nhạt.

- Mô liên kết dưới da bị phù nề.

- Viêm giác mạc lâu không khỏi.

- Viêm dạ dày, ruột.

- Phân lúc nát có vệt máu.

- Chó cái chửa thường hay sảy thai, đẻ non hoặc con chết ngay sau khi đẻ * Thể tiềm tàng (ẩn)

Chó ốm bài tiết virus nhưng không có triệu chứng của bệnh, có thể bùng phát khi gặp những điều kiện không thuận lợi làm giảm sức đề kháng của con bệnh.

5. Bệnh tích

- Mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh. - Kết mạc xung huyết màu vàng

- Niêm mạc nhợt nhạt, có điểm lấm tấm xuất huyết.

- Hạch amidan viêm, phù

- Bệnh tích đặc trưng ở gan: sưng to, màu nâu hay đỏ sấm, trên bề mặt phủ lớp fibrin mỏng, thành túi mật bị phù, tích dịch ở xoang bụng, dịch trong suốt hay màu vàng lẫn máu.

- Lách sưng to

- Dạ dày chỉ có chất nhày, màu nâu đậm (màu của máu lâu ngày). Niêm mạc dạ dày xuất huyết, có những lớp nhầy dày đặc

- Thận sưng to, màng thận dễ bóc. Nhu mô thận xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vạch.

6. Chẩn đoán:

Phân tích số liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý.

7. Điều trị:

- Không cho ăn thức ăn chứa mỡ.

- Dùng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thâm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.

- Vitamin C: trộn vào thức ăn 10 – 15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.

- Bù nước, cân bằng điện giải: truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate… - Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát.


Bệnh CARRE  hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó

Bệnh CARRE hay còn gọi là Bệnh sài sốt chó có tên khoa học Canin Distemper Febris catarrhalis et nervosa canum cách nhận biết và phòng bệnh sài chó... Xem Chi Tiết


BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

BỆNH XOẮN KHUẨN Ở CHÓ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người - Đặc trưng của bệnh là sốt định kỳ, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, viêm thận, ở con cái có thể xảy thai... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh Viêm Nhiễm Đường Ruột Ở Chó PARVO VIRUS

Bệnh lây rất cao ở chó, chủ yếu ở chó con. Bệnh được đặc trưng bằng những biểu hiện: - Chất nôn ra giống mật và tiêu chảy.... Xem Chi Tiết


Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.... Xem Chi Tiết


Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

Bệnh Giun Đũa Ở Chó Cách Nhận Biết Và Phòng Bệnh

NGUYÊN NHÂN Do giun móc Ancylostoma caninum gây nên. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó mèo. Bệnh phổ biến rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó, mèo trưởng thành.... Xem Chi Tiết