LÀM GÌ KHI CÚN PHÁ TAN NHÀ BẠN???

Bạn trở về nhà sau một ngày dài làm việc và gặp con chó của mình mừng rỡ, rồi nhảy nhót và sau đó 1 cơn lốc năng lượng mà cún con phải giải phóng bớt khỏi cơ thể qua nhiều hành động. Đa số mọi người sẽ đi vào phòng khách, con chó sẽ đi theo sau và cảnh tượng kinh hoàng sẽ xuất hiện trước mắt bạn, giấy cuộn bị cắn xé tan hoang, đôi giầy yêu thích của bạn cũng đi tong hay đôi khi là cái sạc máy tính hay tai nghe iphone. Điên lắm nhờ !!! Chưa kể hàng xóm thi thoảng lại ngứa mồm đá xoáy vài câu phản ảnh con chó nhà bạn hoá sói hú làng hú chợ ảnh hưởng này nọ...

Là kịch bản quen thuộc? Đúng! Bởi vì con chó bị giam giữ tách biệt trong nhà 1m quá lâu đấy. Chúng ta nên hiểu bản chất của vấn đề là ở chỗ: Trong tự nhiên, con chó gần như không bao giờ rời khỏi đàn nên nếu như bị tách khỏi những người thân xung quanh thì theo bản năng nó điên cuồng cắn xé và hú để gọi bầy !!!

- Nhiều bạn nghĩ đơn giản mà thốt lên rằng: Ôi con chó của em bị tăng động ai có cách nào giúp em... Thì đây, mình xin giải thích cho rằng vấn đề lớn ko phải vì con chó tăng động đâu ạ, các bạn vừa đọc, ngẫm, vừa áp dụng 1 số kinh nghiệm sau đây khoảng 1 thời gian sẽ thấy hiệu quả ngay nhé

1. Trước khi rời khỏi nhà, đưa chó đi dạo.

Bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách cho chó của bạn đi bộ nhanh hoặc chạy 1 vòng quanh khu nhà. Có nhiều bạn ko có tjan hoặc ko thể dậy sớm được, nhưng bỏ qua lí do đó đi, hãy dành cho nó chỉ 5-10p thôi. Chó ko biết lâu hay nhanh, có thể 5p là chưa đủ để nó xả năng lượng nhưng chắc chắn là chỉ cần dc dắt đi dạo thôi nó cũng hạnh phúc lắm rồi đấy! Sau một vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả hơn khi nó không còn hùng hổ đòi theo mình nữa, cùng lắm chỉ là ánh mắt nài nỉ thôi!

2. Không liên lạc, không nói chuyện, không giao tiếp bằng mắt.

Nói tiếp về (1) tại sao lại có chuyện "ánh mắt nài nỉ của cún"??? Thì mình xin tiếp tục giải thích như sau: Bình thường theo thói quen thì mọi người hay tỏ ra âu yếm và giao tiếp với cún thông qua ánh mắt, hay cái ôm trước khi ra khỏi nhà. Nhưng thực sự mà nói điều này chỉ làm cho con chó ko nỡ để mình đi đâu. Thế cho nên cách tốt nhất là coi như việc mình đi làm và cún ở nhà là chuyện đương nhiên, hoặc như 1 kiểu kinh doanh mua bán: tôi đi làm còn em ở nhà thì em được 1 cái xương để gặm hoặc 1 món đồ chơi nào đó...

Tùy thuộc vào sự lo lắng của con chó, bạn có thể cần phải thực hành những nguyên tắc trong năm phút hoặc cho đến một giờ trước khi đi và khi bạn trở lại. Thực hành động tác nằm đợi bằng giọng ra lệnh dứt khoát 1 chút kèm theo vài cái xoa đầu cún!!! Hồi mình mới đón cún con về khi đi làm nó cứ rít lên đòi theo, mình thử đặt nó lên bậc cầu thang và nói rằng: ngồi đây đợi anh đi làm, nghe chưa! Haizzz, bản thân mình cũng chỉ là hành động theo cảm tính, nhưng thực sự đó là 1 phát hiện bởi chỉ 3 ngày sau, cún nhà mình chỉ chạy xuống đến đúng bậc thang đó là dừng lại ngồi đợi mà ko đòi theo nữa, đôi khi thời gian tuỳ thuộc vào con cún của bạn nhưng chắc chắc một điều khi mình tin nó hiểu nó sẽ hiểu!!!

3. Nói lời tạm biệt với con chó của bạn lâu 1 chút trước khi bạn rời khỏi.

Nếu gặp vấn đề về giao tiếp trong mục 2: "không liên lạc, không nói chuyện, không giao tiếp bằng mắt" bạn nên dành ít phút để chia sẻ tình cảm và nói với con chó của bạn. Hãy nhớ rằng điều này là dành cho bạn đỡ nhớ thôi, không phải để cho con chó của bạn đâu nhé! Con chó của bạn sẽ không có cảm giác bị tổn thương nếu bạn không nói lời tạm biệt.

4. Giữ bình tĩnh và quyết đoán!

Khi bạn đã sẵn sàng để đi làm, hãy dẹp bỏ những cảm giác tội lỗi, lo lắng, quan tâm qua 1 bên. Thay vào đó, hãy để con chó của bạn biết rằng tất cả mọi thứ sẽ ổn bằng cách hướng dẫn nó nằm xuống đợi nguyên 1 chỗ và bình tĩnh đi ra khỏi nhà, khoá cửa. Nếu bạn vẫn ở trong tình huống vội vàng lách người qua cửa và chặn con chó lại rồi đóng cửa thật nhanh để nó ko ra được thì chắc chắn sẽ có vấn đề, lúc đó hãy luyện tập dần dần để khi bạn ra khỏi nhà chỉ cần hiệu lệnh là cún tự đi vào nằm 1 chỗ đợi nhé.

5. Bắt đầu một mẹo nhỏ bằng cách để con chó của bạn ở lại một mình với chỉ năm phút.

Để lại con chó của bạn một mình trong năm phút, sau đó kéo dài thời gian đến hai mươi phút, sau đó một giờ. Tiếp tục để tăng thời gian bạn bỏ đi cho đến khi bạn có thể để nửa ngày mà không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra nghĩa là bạn đã thành công!!!


Lệnh Cơ Bản 1 Dạy chó lệnh ngồi

Lệnh Cơ Bản 1 Dạy chó lệnh ngồi

Đứng trước mặt chó, giơ tay cầm thức ăn ngay phía trên mũi rồi từ từ di chuyển bàn tay lên đỉnh đầu, vị trí giữa 2 tai. Theo phản xạ chó sẽ ngồi xuống đất. Ngay khi cún ngồi xuống, hô lệnh ngồi và thưởng cho cún nhé... Xem Chi Tiết


Lệnh Cơ Bản 2 Dạy chó lệnh đứng

Lệnh Cơ Bản 2 Dạy chó lệnh đứng

Hướng dẫn chó đứng bằng lệnh đơn giản , Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng... Xem Chi Tiết


Lệnh Cơ Bản 3 Dạy chó lệnh nằm

Lệnh Cơ Bản 3 Dạy chó lệnh nằm

Hướng dẫn chó nằm , Bạn để tay có cầm thức ăn trước mũi cún , từ từ hạ thấp tay xuống sát mặt đất. Cún sẽ đưa mũi theo và nằm xuống.... Xem Chi Tiết


Lệnh Cơ Bản 4 Dạy chó lệnh lại đây

Lệnh Cơ Bản 4 Dạy chó lệnh lại đây

Bạn đứng xa cún Dạy chó lại đây với 1 chút tay cầm đồ ăn và gọi tên cún, theo thói quen cún sẽ chạy lại phía bạn.... Xem Chi Tiết


Lệnh Cơ Bản 5 Dạy cún lệnh đứng yên

Lệnh Cơ Bản 5 Dạy cún lệnh đứng yên

Lệnh đứng yên hoặc ngồi yên sẽ giúp bạn kiểm soát chó của bạn khi ra ngoài tốt hơn.... Xem Chi Tiết


LÀM GÌ KHI CÚN PHÁ TAN NHÀ BẠN???

LÀM GÌ KHI CÚN PHÁ TAN NHÀ BẠN???

Bạn trở về nhà sau một ngày dài làm việc và gặp con chó của mình mừng rỡ, rồi nhảy nhót và sau đó 1 cơn lốc năng lượng mà cún con phải giải phóng bớt khỏi cơ thể qua nhiều hành động... Xem Chi Tiết


Tìm hiểu về tác dụng của việc xích chó

Tìm hiểu về tác dụng của việc xích chó

Theo kinh nghiệm của mình với hầu hết những người nuôi chó thì việc đầu tiên khi nuôi cún là mua cái xích , vòng cổ tuy nhiên vì 1 vài lí do mà dường như ko sử dụng hết tác dụng của nó, người thì lười, người thì thương cún nghĩ rằng cún không thích xích nên không xích... Xem Chi Tiết